Điện thoại: 0246 2670491
slide3.jpgslide5.jpgslide4.jpgslide1.jpgslide6.jpgslide2.jpg

TÓM TẮT THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC


Chế độ kế toán doanh nghiệp 2015

 

Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp 

Chế độ kế toán quy định tại Thông tư này áp dụng với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được vận dụng Thông tư này để kế toán phù hợp với hệ thống tài khoản của mình

Thông tư này chỉ bao gồm các quy định áp dụng riêng cho việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC). Việc xác định các khoản doanh thu, thu nhập tính thuế và chi phí được trừ khi nộp và quyết toán thuế TNDN vẫn thực hiện theo quy định của pháp luật thuế TNDN

Theo Điều 4 của Thông tư, doanh nghiệp bắt buộc phải lập BCTC năm; BCTC quý (kể cả quý IV) và BCTC tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản

Ngoài ra, có thể lập thêm các BCTC theo kỳ kế toán khác như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng ... theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc chủ sở hữu

Thông tư này có hiệu lực áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015. Những quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC  ngày 20/3/2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC  ngày 31/12/2009.

  Một số thay đổi chính:

a. Bỏ 3 hình thức ghi sổ kế toán (nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ, nhật ký chung) Nhiều giao dịch/nghiệp vụ thay đổi quan điểm ghi nhận. Theo đó (i) có một số TK bỏ đi, một số TK thêm vào, (ii) trình bày một số chỉ tiêu trên BCTC có thay đổi, (iii) việc hạch toán vào một số TK sẽ khác với việc trình bày trên BCTC, ….

b. Hệ thống mẫu sổ kế toán và chứng từ kế toán không bắt buộc phải tuân thủ, doanh nghiệp có thể tự thiết kế mẫu sổ kế toán, chứng từ kế toán cho phù hợp với từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn ban hành mẫu sổ và chứng từ kế toán để mang tính chất hướng dẫn doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không tự thiết kế mẫu sổ và chứng từ cho riêng mình.

c. Khi lập báo cáo tài chính thì sự giảm giá tài sản (impairment asset) được xem xét đến cho một số nghiệp vụ: Ví dụ: Một số khoản đầu tư tài chính và bất động sản đầu tư .

d. Việc ghi nhận giao dịch/nghiệp vụ theo hướng sẽ được tuân thủ cao nhất chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).

e. Việc hạch toán cho mục đích kế toán sẽ có sự phân biệt rõ với mục đích thuế.

f. Thuyết minh BCTC bao gồm cả nội dung và đối tượng.

g. Các chỉ tiêu không phát sinh trên BCTC doanh nghiệp được phép bỏ đi.

h. Rất nhiều nghiệp vụ hạch toán thay đổi: Thay đổi số hiệu TK hạch toán, thay đổi quan điểm ghi nhận giao dịch. Ví dụ bổ một số TK 129, 139, 142, 144, 223, 311, 315, 342, 415, 512, 531, 532, … đổi tên TK 344, thêm TK 1534, 1557, …, một số tên gọi tài khoản thay đổi, khi hạch toán không quan niệm TK ngắn hạn hay dài hạn, chỉ khi lập BCTC mới quan tâm đến tài sản ngắn hạn và dài hạn.

i. Trong chế độ mới có nội dung hướng dẫn về chuyển số dư và điều chỉnh hồi tố.

j. BCTC hợp nhất là một phần của chế độ kế toán doanh nghiệp.

k. Chia cổ tức dựa trên BCTC hợp nhất, không dựa trên BCTC công ty mẹ.

l. Một số tình huống hợp nhất BCTC được hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là hợp nhất BC lưu chuyển tiền tệ.


Bạn có thể download toàn bộ thông tư theo đường link dưới đây:

THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC

Đăng ký nhận bản tin

©2011 Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 11 Tòa nhà Sông Đà, Số 165 Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024 6 2670491/92/93 - Fax: 024 6 2670494 - Email: vae@vae.com.vn
Chi nhánh: Số 17/3, Nguyễn Huy Tưởng, P.6, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Tel: 028.6294.1117 - 6252 1818 - Fax: 028 6294 1119